Scrum Product Backlog gồm những gì?
- Date 18/10/2019
Trong Scrum, Product Backlog là một danh sách sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các feature, chứa đựng mô tả ngắn gọn tất cả chức năng mong muốn của sản phẩm. Thực hành theo Scrum bạn không đòi hỏi bắt đầu dự án với một danh mục dài dằng dặc và viết tài liệu đầy đủ tất cả các yêu cầu. Thông thường một Scrum team bao gồm Product Owner sẽ bắt đầu bằng việc viết ra mọi điều mà họ nghĩ cần phải gộp vào thứ tự ưu tiên của Produc Backlog. Và cái product backlog khởi đầu này dễ dàng vượt quá thời gian của sprint đầu tiên. Product Backlog dần dần sẽ được phát triển thêm theo thời gian khi team đi xa hơn và hiểu thêm về sản phẩm và về yêu cầu của khách hàng.
Một cách điển hình thì Product Backlog sẽ bao gồm 4 loại item sau đây:
- Features
- Lỗi/khuyết tật phải fix (Bugs)
- Công việc kỹ thuật (Technical work)
- Nội dung kiến thức cần tích lũy (Knowledge acquisition)
Hiện nay phổ biến nhất đối với hình thức thể hiện các feature đó là bằng các user stories, tức là những câu mô tả ngắn gọn kể về chức năng mong muốn từ quan điểm của một nhóm người sử dụng. Chẳng hạn như “Với tư cách một người mua hàng tôi có thể rà soát lại các mặt hàng trong giỏ hàng của tôi trước khi tính tiền để xem là tôi đã chọn những món gì.”
Lỗi/khuyết tật cần fix về hình thức sẽ được nhìn nhận giống như một feature mới và cũng được gộp vào Product Backlog.
Công việc kỹ thuật và nội dung kiến thức, đào tạo cần tích lũy cũng được gộp vào Product Backlog. Ví dụ một công việc kỹ thuật như “Nâng cấp các máy trạm mà developer đang sử dụng lên Windows 10”. Hoặc hạng mục kiến thức, đào tạo cần tích lũy được gộp vào Product Backlog như: “Nghiên cứu các thư viện Java và lựa chọn hàm thư viện phù hợp”.
Product Owner phải tham dự sprint planning meeting trình bày về Product Backlog và mô tả về các item có ưu tiên cao nhất. Development team sẽ quyết định xem item nào có thể thực hiện trong Sprint sắp tới và chuyển các item đó sang Sprint backlog: team sẽ chia nhỏ mỗi item của Product Backlog thành một hoặc một vài task (công việc thực hiện) mà các thành viên có thể cùng nhau hoàn thành trong sprint.
Dễ bắt gặp trong thực tế những Scrum team bắt đầu Sprint đầu tiên bằng cách chọn ra thực hiện top 5 item ưu tiên cao nhất của Product Baclog kết hợp với 2 item có ưu tiên thấp hơn mà liên quan mật thiết với top 5.
Download Product Backlog Example
Theo Mike Cohn
