Preaload Image

6 lời khuyên cho Product Owner

  1. Dành thời gian của bạn

Team thường chịu áp lực rất lớn để đi nhanh. Điều đó rất tốt, và các thành viên trong Team thường chấp nhận nó là trạng thái bình thường của thế giới ngày nay.

Nhưng khi bạn mong đợi Team của mình sẽ đi nhanh, bạn cần có mặt khi  các thành viên trong Team có thắc mắc.

Sẽ là không công bằng khi một Product Owner muốn team đi nhanh nhưng không dành thời gian cho team.

  1. Dành sự tin tưởng của bạn

Team của bạn muốn bạn tin tưởng họ. Khi các thành viên trong Team yêu cầu làm một việc gì đó, họ muốn bạn tin tưởng rằng họ đang làm như vậy vì lợi ích của sản phẩm.

Họ không phiền lòng nếu bạn hỏi một vài câu hỏi về bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng bất kỳ câu hỏi nào bạn hỏi cũng nên vì lợi ích của sản phẩm.

Một ví dụ, tôi nhớ cô con gái 16 tuổi của mình hỏi rằng liệu nó có thể đi dự tiệc vào một ngày cuối tuần không. Vì cô ấy sẽ bị muộn hai giờ sau giờ giới nghiêm bình thường.

Tôi hỏi bữa tiệc làm ở đâu. Tất cả bạn bè của cô con gái tôi đều là những đứa trẻ ngoan. Nhưng tôi muốn biết ngôi nhà của ai chỉ để tôi yên tâm.

Một Product Owner đặt câu hỏi về công việc mà Team muốn làm nên có mối quan tâm tương tự vì lợi ích sản phẩm hay dự án.

Ví dụ: giả sử các thành viên trong Team muốn clean up một số code cũ. Bạn, với tư cách là Product Owner, có thể đặt câu hỏi như:

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không bao giờ clean up code?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ qua clean up trong hai iteration liên tiếp?

Có thể câu trả lời cho những câu hỏi này khiến Product Owner nói với Team không thực hiện mã đó. Nhưng nhiều khả năng là Product Owner tin tưởng vào Team và chỉ đang đánh giá xem liệu nó có tốt hơn để làm sạch mã ngay bây giờ hay trì hoãn trong một vài tuần nữa.

  1. Giải thích rõ tầm nhìn của bạn

Các Product Owner tốt nhất có tầm nhìn cho sản phẩm của họ và có thể khiến Team phấn khích về tương lai thể hiện ở tầm nhìn đó.

Điều này không cần phải là một tầm nhìn theo phong cách Steve Jobs của một ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Nhưng, sẽ là rất hữu ích khi có tầm nhìn trong tương lai khoảng ba đến sáu tháng. Bất cứ điều gì dài hơn một iteration đều là tốt.

Một tầm nhìn có thể (và nên) thay đổi theo thời gian. Jeff Bezos của Amazon dường như là một người có tầm nhìn tuyệt vời. Nhưng thậm chí anh ta không thể lường trước được tất cả những gì Amazon đã trở thành. Nếu có, chắc chắn ông sẽ tặng cho Amazon khẩu hiệu ban đầu là cửa hàng sách lớn nhất của  Trái Đất.

  1. Đối xử với Team như một bên liên quan chính

Product Owner rất hiểu rằng người dùng và khách hàng là các bên liên quan trong thành công của một sản phẩm hoặc dự án. Họ cũng rất giỏi trong việc nhận ra các bên business trong một tổ chức.

Tuy nhiên, quá nhiều Product Owner không nhận ra tầm quan trọng của việc xem các thành viên Team phát triển là các bên liên quan chính.

Các thành viên trong Team phát triển của bạn rất quan tâm đến sự thành công của sản phẩm. Điều này có nghĩa là thành viên của team phải được đưa tính đến bất cứ khi nào bạn nghĩ đến danh sách các bên liên quan của doanh nghiệp, người dùng và khách hàng.

Một thiếu sót phổ biến là khi Product Owner không yêu cầu các thành viên Team phát triển cho ý kiến ​​của họ về các thứ tự ưu tiên. Yêu cầu họ không có nghĩa là các khuyến nghị ưu tiên của họ nhất thiết phải coi trọng hơn là việc bạn hỏi các bên business về các ưu tiên của họ. Vì vậy, bạn không cần phải ưu tiên chính xác những gì thành viên trong Team yêu cầu, nhưng bạn nên xem xét nó trong số tất cả các yêu cầu của các bên liên quan khác.

  1. Ủng hộ Team được làm công việc với chất lượng cao

Không ai thích cho ra mắt sản phẩm mà không thể hiện nỗ lực tốt nhất của họ.

Sẽ có lúc các bản release được triển khai ngay cả khi có sự không hoàn hảo đã được ghi nhận. Khi đó team cần phải gấp rút thực hiện một tính năng để có thể cho ra một phiên bản chỉ vừa đủ tốt được go live. Và, tin tôi đi, Team phát triển của bạn hiểu điều này.

Nhưng những thời điểm đó cần được cân bằng với thời gian khi các thành viên trong Team có thể làm công việc với chất lượng cao.

  1. Tạo điều kiện cho Team thời gian để cải thiện và học hỏi

Kỹ năng kỹ thuật sẽ phải cập nhật bổ sung một cách nhanh chóng. Nhiều công nghệ mới được phát triển. Các công nghệ cũ được cải tiến, nâng cao hoặc được sử dụng theo những cách mới.

Các thành viên trong Team của bạn biết tất cả điều này. Đó là lý do tại sao họ muốn có thời gian để cải thiện các kỹ năng hiện có và học những kỹ năng mới. Nhiều thành viên trong Team cũng thích những thách thức và hứng thú đi kèm với việc học.

Chắc chắn, học các kỹ năng mới giúp họ có sự kết nối liên tục trong một môi trường việc làm cạnh tranh và thay đổi. Và có lẽ họ sẽ sử dụng những kỹ năng mới được phát triển để tiếp tục đi xa hơn nữa.

Đó là một rủi ro đáng để chấp nhận.

Bạn có muốn có loại một thành viên Team phát triển thích học hỏi những điều mới và có thể sử dụng cách học đó để xây dựng cho bạn sản phẩm tốt nhất có thể không? Đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi: các thành viên trong Team làm việc chăm chỉ để học một cái gì đó và bạn được hưởng lợi từ những gì họ đã học được.

Bạn sẽ là một Product Owner tuyệt vời

Trở thành một Product Owner giỏi là điều khó khăn. Bạn phải dành thời gian nhìn về phía khách hàng, người dùng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng trong ngành của bạn và hơn thế nữa. Nhưng bạn cũng phải dành thời gian quan tâm đến Team, làm việc với họ và trả lời câu hỏi của họ. Nếu bạn thực hiện sáu điều được liệt kê ở đây, thời gian bạn dành cho Team sẽ giúp họ trở thành Team tốt nhất dành cho bạn.

Theo Mike Cohn

Six Things Your Team Wants from You as Their Product Owner

VirtualCamp for PMP

130
students
6 800 000 ₫
6 800 000 ₫

eLearn for PM

127
students
2 400 000 ₫
2 400 000 ₫

AgileClassic for PMI-ACP

102
students
8 800 000 ₫
8 800 000 ₫
Admin bar avatar
PMP, PMI-ACP. 10-year professional project management & consultancy in the industries of banking, finance and IT. Professional trainer/coach for both traditional and Agile project management methodologies. 20-year+ experience in IT service management and operation. Matured-level skills of setup & implementation of ITIL-based IT management processes.