Preaload Image

12 nguyên tắc cơ bản trong quản lý dự án

Trách nhiệm quản lý

Người quản lý có trách nhiệm thực thi công việc một cách chính trực, tận tâm, và đáng tin cậy đồng thời tuân thủ các quy định nội bộ và quy định bên ngoài. Người quản lý thể hiện sự cam kết đầy đủ về các tác động tài chính, xã hội và môi trường của các dự án mà họ hỗ trợ.

* Người quản lý có các trách nhiệm bên trong và bên ngoài tổ chức.

* Người quản lý cần phải:

• Chính trực,

• Tận tâm,

• Đáng tin cậy, và

• Tuân thủ quy định

* Một cái nhìn toàn diện về vai trò quản lý bao gồm sự nhận thức về các yếu tố tài chính, xã hội, kỹ thuật và môi trường bền vững.

Đội dự án

Các đội dự án được tạo thành từ các cá nhân có sự đa dạng kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm. Các đội dự án làm việc trong sự hợp tác có thể hoàn thành một mục tiêu chung một cách hiệu quả hơn so với các cá nhân làm việc riêng lẻ.

* Các dự án được thực hiện bởi các đội dự án.

* Các đội dự án khi làm việc trong môi trường văn hóa và tuân theo hướng dẫn của tổ chức và của nghề nghiệp của họ, sẽ thường tự thiết lập nên văn hóa của riêng đội dự án đó.

* Một môi trường hợp tác của đội dự án tạo điều kiện thuận lợi để:

• Phù hợp với các quy định và văn hóa tổ chức,

• Học tập và phát triển cá nhân và đội dự án, và

• Đóng góp tối ưu để mang lại kết quả mong muốn.

Các bên liên quan

Thu hút sự tham gia của các bên liên quan một cách chủ động và ở mức độ cần thiết để góp phần vào sự thành công của dự án và sự hài lòng của khách hàng.

* Các bên liên quan ảnh hưởng đến dự án, hiệu suất công việc và kết quả.

* Các đội dự án phục vụ các bên liên quan khác bằng cách giao tiếp và trao đổi thông tin với họ.

* Sự tham gia của các bên liên quan chủ động thúc đẩy việc tạo ra giá trị

Giá trị

Liên tục đánh giá và điều chỉnh sự liên kết của dự án với mục tiêu, lợi ích dự kiến và giá trị của tổ chức.

* Giá trị là chỉ báo cao nhất cho sự thành công của dự án.

* Giá trị có thể được hiện thực hóa trong quá trình làm dự án, khi kết thúc dự án, hoặc sau khi dự án đã hoàn thành.

* Giá trị và lợi ích đóng góp vào giá trị, có thể được xác định một cách định lượng và/hoặc định tính.

* Việc tập trung vào các kết quả cho phép các đội dự án hỗ trợ các lợi ích dự kiến dẫn đến việc tạo ra giá trị.

* Các đội dự án đánh giá tiến trình dự án và điều chỉnh để tối đa hóa giá trị kỳ vọng.

Tư duy hệ thống

Nhận biết, đánh giá và phản ứng linh hoạt với các tình huống trong và xung quanh dự án một cách hệ thống/tổng thể để gây ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự án.

* Một dự án là một hệ thống bao gồm các lĩnh vực hoạt động phụ thuộc và tương tác lẫn nhau.

* Tư duy hệ thống đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn diện về cách thức các bộ phận của dự án tương tác với nhau và với các hệ thống bên ngoài.

* Các hệ thống luôn thay đổi, đòi hỏi sự chú ý nhất quán đến điều kiện bên trong và bên ngoài.

* Phản ứng nhạy bén với các tương tác hệ thống sẽ làm cho các đội dự án tận dụng được kết quả tích cực.

Lãnh đạo

Thể hiện và điều chỉnh các hành vi lãnh đạo để hỗ trợ nhu cầu cá nhân và đội dự án.

* Sự lãnh đạo có hiệu quả thúc đẩy thành công dự án và đóng góp tích cực vào kết quả dự án.

* Bất kỳ thành viên đội dự án nào cũng có thể thể hiện hành vi lãnh đạo.

* Lãnh đạo khác với quyền lực.

* Các nhà lãnh đạo có hiệu quả điều chỉnh phong cách lãnh đạo cho phù hợp với hoàn cảnh.

* Các nhà lãnh đạo có hiệu quả nhận ra sự khác biệt về động lực làm việc của các thành viên của đội dự án.

* Các nhà lãnh đạo thể hiện hành vi gương mẫu trong các khía cạnh: trung thực, chính trực và có đạo đức.

May đo quy trình

May đo phương pháp phát triển dự án dựa trên bối cảnh của dự án, mục tiêu của nó, các bên liên quan, quản trị và môi trường tổ chức sao cho áp dụng quy trình “vừa đủ” để đạt được kết quả mong muốn đồng thời tối đa hóa giá trị, tối ưu chi phí quản lý và nâng cao tốc độ thực hiện.

* Mỗi dự án là khác biệt & duy nhất.

* Thành công của dự án dựa trên việc thích ứng với bối cảnh riêng của dự án để xác định các phương pháp phù hợp nhất để tạo ra các kết quả mong muốn.

* Việc điều chỉnh cách tiếp cận của dự án là quá trình vòng lặp, và do đó là một quá trình liên tục xuyên suốt dự án.

Chất lượng

Duy trì sự tập trung vào chất lượng để tạo ra các sản phẩm bàn giao đáp ứng mục tiêu dự án và phù hợp với nhu cầu, sự sử dụng và tiêu chí nghiệm thu do các bên liên quan đặt ra.

* Chất lượng dự án đòi hỏi phải đáp ứng mong đợi của các bên liên quan và đáp ứng yêu cầu của dự án và yêu cầu sản phẩm.

* Chất lượng tập trung vào việc đáp ứng các tiêu chí nghiệm thu đối với các sản phẩm bàn giao.

* Chất lượng dự án đòi hỏi phải đảm bảo các quy trình dự án là phù hợp và hiệu quả nhất có thể.

Sự phức tạp

Liên tục đánh giá và điều hướng sự phức tạp của dự án để sao cho các phương pháp tiếp cận và kế hoạch cho phép đội dự án thành công điều hướng vòng đời dự án.

* Tính phức tạp là kết quả của hành vi con người, tương tác hệ thống, sự không chắc chắn, và sự mơ hồ.

* Sự phức tạp có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong dự án.

* Sự phức tạp có thể phát sinh từ các sự kiện hoặc các điều kiện ảnh hưởng đến giá trị, phạm vi, thông tin liên lạc, các bên liên quan, rủi ro và đổi mới công nghệ.

* Các đội dự án cần phải thận trọng trong việc xác định các yếu tố phức tạp và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giảm số lượng hoặc tác động của sự phức tạp.

Rủi ro

Liên tục đánh giá mức độ rủi ro, cả cơ hội (rủi ro tích cực) và các mối đe dọa (rủi ro tiêu cực), để tối đa hóa tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực đến dự án và kết quả của dự án.

* Các rủi ro riêng lẻ và rủi ro tổng thể có thể ảnh hưởng đến các dự án.

* Rủi ro có thể tích cực (cơ hội) hoặc tiêu cực (thách thức).

* Rủi ro được nhận diện và xử lý liên tục trong suốt dự án.

* Thái độ, khẩu vị và ngưỡng rủi ro của một tổ chức ảnh hưởng đến mức độ rủi ro cần giải quyết.

* Các biện pháp ứng phó với rủi ro nên:

• Phù hợp với tầm quan trọng của rủi ro,

• Có hiệu quả về chi phí,

• Có tính thực tế trong bối cảnh dự án,

• Được sự đồng ý của các bên liên quan, và

• Có người chủ sở hữu trách nhiệm thực hiện.

Khả năng thích ứng và khả năng phục hồi

Xây dựng khả năng thích ứng và khả năng phục hồi trong các phương pháp tiếp cận của tổ chức và của đội dự án để có thể giúp dự án thích nghi với sự thay đổi, phục hồi sau những thất bại hoặc bước lùi, và thúc đẩy công việc của dự án.

* Khả năng thích ứng là khả năng phản ứng với các thay đổi.

* Khả năng phục hồi là khả năng hấp thụ các tác động xấu và phục hồi nhanh chóng sau một bước lùi hoặc thất bại.

* Việc tập trung vào kết quả cuối cùng hơn là sản phẩm đầu ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng thích ứng.

Thay đổi

Hãy chuẩn bị cho những người bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi để họ áp dụng và duy trì các hành vi và quy trình mới/thay đổi mà các hành vi và quy trình đó cần thiết cho sự chuyển đổi từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai mong muốn được tạo ra bởi các kết quả của dự án.

* Cách tiếp cận có cấu trúc đối với sự thay đổi giúp cho các cá nhân, nhóm và toàn bộ tổ chức chuyển từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai mong muốn.

* Thay đổi có thể bắt nguồn từ ảnh hưởng bên trong hoặc từ nguồn bên ngoài.

* Thực hiện thay đổi là một thách thức vì không phải tất cả các bên liên quan đều chấp nhận thay đổi.

* Cố gắng thay đổi quá nhiều trong thời gian ngắn có thể dẫn đến sự mệt mỏi và kháng cự lại thay đổi.

* Sự tham gia tích cực của các bên liên quan và các phương pháp tạo động lực hỗ trợ việc chấp nhận thay đổi.

Theo PMI

12-project-management-principles

VirtualCamp for PMP

130
students
6 800 000 ₫
6 800 000 ₫

eLearn for PM

127
students
2 400 000 ₫
2 400 000 ₫

AgileClassic for PMI-ACP

102
students
8 800 000 ₫
8 800 000 ₫
Admin bar avatar
PMP, PMI-ACP. 10-year professional project management & consultancy in the industries of banking, finance and IT. Professional trainer/coach for both traditional and Agile project management methodologies. 20-year+ experience in IT service management and operation. Matured-level skills of setup & implementation of ITIL-based IT management processes.